THUYLINHTRAN - Thực phẩm chức năng và mỹ phẩm chính hãng

Tác dụng của ZinC trong làm đẹp

Lý Thị Thảo Wednesday, 19 April, 2023

ZinC(kẽm) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tế bào, tăng cường miễn dịch và duy trì sức khoẻ của làn da. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những thông tin về tác dụng của kẽm với sức khoẻ. Vậy còn việc sử dụng ZinC trong làm đẹp thì sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Có thể bạn chưa biết, da là mô có nhiều kẽm thứ ba trong cơ thể (cơ xương 60%, xương 30%, gan 5% và da 5%). Trong đó, lớp thượng bì sẽ chứa nhiều Zn nhất so với các lớp bên dưới da. Như vậy kẽm và da có quan hệ mật thiết với nhau. Vậy kẽm có những tác dụng gì đối với da? Mời bạn đọc tiếp phần dưới nhé

1. Tác dụng của ZinC

Hỗ trợ điều trị mụn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng zinc có tác dụng giúp làm giảm mụn. Một nghiên cứu năm 2014 đã cho thấy rằng việc sử dụng zinc có thể giảm mụn đáng kể hơn so với việc sử dụng placebo. Trong quá trình làm đẹp, kẽm có thể giúp kiểm soát sản xuất dầu trên da, làm giảm tình trạng viêm và giúp làm sạch lỗ chân lông, từ đó giảm thiểu mụn trứng cá và mụn trên da.

Xử lý nhiễm trùng

ZinC là một thành phần vô cùng hữu ích đối với mụn viêm. Cả trong việc dùng riêng lẻ hoặc dùng như một chất bổ trợ. Điều này là do ZinC có khả năng tăng cường chức năng của đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính.

Đằng sau một phản ứng viêm (ví dụ như mụn viêm) là một “cuộc chiến”. Giữa những tế bào thuộc hệ miễn dịch của da và vi khuẩn. Trong đó, bạch cầu đa nhân trung tính sẽ có nhiệm vụ “đánh nhau” với vi khuẩn. Kết thúc quá trình đó, bạch cầu đa nhân trung tính thường sẽ già hoặc chết đi trở thành tế bào mủ (mủ trên những nốt mụn viêm cũng từ đây mà ra).

Còn đại thực bào là tế bào lớn “ăn” các tế bào gây hại cho da. Cụ thể “dọn sạch” tế bào mủ và cả những loại vi khuẩn mà bạch cầu đa nhân trung tính tiêu diệt không hết. Hiện tượng nốt mủ khô đi cũng có thể là do quá trình này.

Tác dụng giảm viêm

Nhiều nghiên cứu kết luận rằng: ZinC có thể tác động trực tiếp lên sự cân bằng của vi sinh vật và tạo điều kiện cho da hấp thu kháng sinh khi được sử dụng kết hợp. Hiệu quả của ZinC đối với mụn có lẽ đến từ hoạt tính chống viêm và khả năng giảm vi khuẩn P.acnes bằng cách ức chế lipase và nồng độ axit béo tự do. Bạn có thể hiểu lipase và axit béo chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn P.acnes phát triển. Trong đó, lipase là một loại enzyme xúc tác cho quá trình thủy phân chất béo (lipid). Một số lipase sẽ được tiết ra bởi sinh vật gây bệnh khi xảy ra hiện tượng nhiễm trùng.

Ức chế sản xuất bã nhờn

Một cơ chế khác được đề xuất cho lợi ích của ZinC đối với da mụn là ức chế sản xuất bã nhờn. Bằng cách điều hòa nội tiết tố, ức chế sự hình thành hormone androgen – hormone chính gây tăng tiết bã nhờn.

Giảm kích ứng ngứa da

ZinC còn có khả năng làm giảm biểu hiện kích ứng, ngứa da hiệu quả. Điều này là do kẽm ức chế sự phân hủy tế bào mast. Từ đó làm giảm sự bài tiết histamine – một chất trung gian quan trọng gây ra phản ứng viêm và gây ngứa. Thuốc bôi Calamine Lotion là một ví dụ điển hình với zinc oxide hoặc zinc carbonate, được sử dụng thường xuyên để giảm triệu chứng ngứa và làm dịu da.

Ngăn ngừa lão hoá ngoại sinh và ung thư da

ZinC cũng được sử dụng rộng rãi trong sản phẩm chống nắng, như kem chống nắng và phấn phủ chống nắng, bởi vì nó có khả năng hấp thụ tia UV và bảo vệ da khỏi các tác động có hại của ánh nắng mặt trời. Cụ thể là Zinc Oxide được sử dụng rộng rãi trong các loại kem chống nắng vật lý phổ rộng với chi phí thấp và độ an toàn cao. Zinc Oxide có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các chất chống nắng vật lý (titanium dioxide) hoặc hóa học khác. Nhưng nếu so với Titanium Dioxide, Zinc Oxide vẫn có khả năng bảo vệ da trước tia UVA1 bước sóng dài (340–380) vượt trội hơn hẳn.

2. Bổ sung ZinC qua đường nào?

Nếu bạn muốn sử dụng ZinC để làm đẹp bạn có thể bố sung bằng 2 đường sau:

Đường uống

Vì cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra ZinC nên cần bổ sung qua chế độ ăn uống hằng ngày. Vì vậy bạn cần bổ sung qua chế độ ăn uống hằng ngày hoặc thực phẩm bổ trợ.

Trong số các loại kẽm thường được thảo luận, kẽm orotate, kẽm methionine và kẽm acetate thường là những phiên bản được ưa chuộng hơn. Song song đó, kẽm gluconat và kẽm sulfat lại có khá nhiều ý kiến trái chiều; một số nghiên cứu cho thấy chúng không cải thiện được mụn, một số khác thì ngược lại.

Đường bôi

Thông thường, đường uống sẽ giúp da hấp thu tốt hơn so với đường bôi. Và đương nhiên cũng sẽ dễ xảy ra tác dụng phụ hơn nếu dùng quá liều.

Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, ZinC đường bôi hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn vô cùng hiệu quả. Ngoài ra còn giúp làm dịu và giảm viêm đặc biệt tốt.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn biết được những tác dụng của ZinC trong làm đẹp, hãy cùng ThuyLinhTran chăm sóc da mỗi ngày bằng ZinC phù hợp nhé!

Bạn đang xem: Tác dụng của ZinC trong làm đẹp
Bài trước Bài sau
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

Danh sách so sánh
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Hệ thống cửa hàng