CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH THIẾU MÁU?
Thiếu máu là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lí nguy hiểm, mà đối tượng nào cũng có thể dễ dàng mắc phải bệnh này. Cùng tìm hiểu về bệnh thiếu máu và các phòng ngừa bệnh lí nguy hiểm này nhé!
Thiếu máu là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm
Thiếu máu là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lí nguy hiểm, một trong số đó phải kể đến bệnh tim mạch là bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới. Điều đáng lo ngại hơn, đó chính là đối tượng cũng có thể mắc bệnh thiếu máu, nếu không có biện pháp cứu chữa kịp thời bệnh sẽ trở nặng và thậm chí tỉ lệ tử vong rất cao. Vậy bệnh thiếu máu là gì mà đáng sợ đến thế?
Hãy cùng ThuyLinhTran tìm hiểu về bệnh thiếu máu và cách phòng ngừa nhé!
1. Nguyên nhân gây thiếu máu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu, bao gồm:
- Kinh nguyệt: Nhìn chung, phụ nữ chưa mãn kinh có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao hơn nam giới và phụ nữ sau mãn kinh. Kinh nguyệt gây mất tế bào hồng cầu.
- Thai kỳ: Nếu bạn đang mang thai và không dùng vitamin tổng hợp với axit folic và sắt sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu máu, tình trạng thiếu máu này còn kéo dài cả sau khi sinh gọi là thiếu máu sau sinh.
- Bệnh mãn tính: Khi bị ung thư, suy thận, tiểu đường hoặc một tình trạng mãn tính khác, có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu. Những bệnh này có thể dẫn đến sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu. Mất máu chậm, mãn tính do vết loét trong cơ thể có thể làm cạn kiệt sắt của cơ thể, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
- Lịch sử gia đình: Nếu gia đình bạn có tiền sử thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh này.
- Những yếu tố khác: Tiền sử nhiễm trùng nhất định, bệnh về máu và rối loạn tự miễn dịch làm tăng nguy cơ thiếu máu. Nghiện rượu, tiếp xúc với hóa chất độc hại và sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hồng cầu và dẫn đến thiếu máu.
- Tuổi tác: Những người trên 65 tuổi có nguy cơ thiếu máu cao.
2. Triệu chứng của thiếu máu
Ngoài những dấu hiệu như cơ thể yếu đi và thiếu năng lượng, các triệu chứng của thiếu sắt làm cho thiếu máu bao gồm nhịp tim nhanh và mạnh, huyết áp thấp, đau bụng kinh dữ dội, chảy máu nhiều và đau chủ yếu ở phía trán.
Một số người bị thiếu máu cũng có thể bị giảm sự thèm ăn và xáo trộn giấc ngủ, gây ra khó thở khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào. Về lâu dài có thể đưa đến đau bụng và giảm chức năng của hệ thống miễn dịch.
Khó ngủ là biểu hiện của bệnh thiếu máu
Một số triệu chứng thiếu sắt có thể dễ thấy hơn như:
- Da và niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt.
- Ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
- Chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
- Mệt mỏi, hồi hộp, nhịp tim nhanh.
- Nếu là phụ nữ sẽ có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người có những dấu hiệu này nhưng lại không phải do thiếu máu mà do các bệnh tật khác.
3. Biến chứng của thiếu máu
Nếu không được điều trị, thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, như:
- Mệt mỏi kéo dài: Thiếu máu nghiêm trọng có thể khiến bạn mệt mỏi đến mức không thể hoàn thành các công việc hàng ngày.
- Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu folate có thể dễ bị biến chứng, chẳng hạn như sinh non.
- Vấn đề về tim: Thiếu máu có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều (rối loạn nhịp tim). Khi bạn bị thiếu máu, tim bạn phải bơm máu nhiều hơn để bù cho việc thiếu oxy trong máu. Điều này có thể dẫn đến suy tim.
- Tử vong: Thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Mất nhiều máu nhanh chóng dẫn đến thiếu máu cấp tính, nghiêm trọng và có thể gây tử vong.
4. Làm sao để phòng ngừa bệnh thiếu máu?
- Người bệnh cần thực hiện thói quen tập luyện thể dục thường xuyên, kích thích các hệ thống máu lưu thông, giữ các khớp, cơ luôn dẻo dai.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như; gan, đậu, các loại hạt, trái cây sấy khô, ngũ cốc, cá, gia cầm và các loại rau lá xanh.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất & vitamin:
+ Chất sắt: Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò và các loại thịt khác, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau lá xanh đậm và trái cây sấy khô.
+ Folate: Được tìm thấy trong trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu xanh, đậu thận, đậu phộng, và các sản phẩm ngũ cốc như bánh mì, ngũ cốc, mì ống và gạo.
+ Vitamin B12: Thực phẩm giàu vitamin B-12 bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm ngũ cốc, đậu nành tăng cường.
+ Vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và nước ép cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây. Những thứ này cũng giúp tăng hấp thu sắt.
- Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt: Cần lựa chọn sản phẩm có hàm lượng vừa phải bởi vì bổ sung quá nhiều sắt vào cơ thể cũng không tốt vì nó dẫn đến thừa sắt.
5. Bổ sung sắt & B12 bằng viên uống tạo máu, hồng cầu Ferglobin B12 của Vitabiotics
Thành phần: Sắt, kẽm, đồng, Acid folic, Vitamin B12, Vitamin B6, Copper...
Công dụng
- Hỗ trợ tăng khả năng tạo máu
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Giúp duy trì cảm giác ngon miệng, tăng cường sự phát triển trí tuệ và cơ thể.
- Giúp duy trì hình thành máu, thay thế lượng máu mất đi trong chu kỳ hàng tháng.
- Tăng cường quá trình tạo hồng cầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thai nhi.
- Giúp duy trì hàm lượng chất sắt và vitamin B cần thiết cho cơ thể.
- Sắt là yếu tố quan trọng cho các vận động viên để giúp duy trì sức chịu đựng và cường độ tập luyện
- Viên uống giải phóng từ từ vào cơ thể, êm dịu với dạ dày và đảm bảo lượng sắt không bị dư thừa trong dạ dày.
Đối tượng sử dụng:
- Thích hợp sử dụng cho người bị thiếu máu do thiếu sắt hoặc có nguy cơ thiếu máu từ 12 tuổi trở lên. Đặc biệt:
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt hàng tháng.
- Vận động viên, người ăn kiêng giảm cân.
- Người có chế độ ăn thiếu cân bằng, hoạt động thể lực hàng ngày, hoặc sử dụng nhiều trà, cà phê dẫn tới ức chế hấp thu sắt
6. Bổ sung sắt bằng dạng uống sắt nước Floradix
Thành phần: Sắt, Vitamin C, Thiamin, Riboflavin, Vitamin B6, Vitamin B12…
Công dụng:
- Ngừa thiếu máu do thiếu sắt, bổ sung sắt, làm giảm mệt mỏi và chuyển hóa năng lượng.
- Người mệt mỏi, người sau phẫu thuật, người dưỡng bệnh, người hay hoa mắt chóng mặt, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, trẻ em, thiếu niên, người cao tuổi, người ăn chay, vận động viên và người có lối sống năng động.
- Phù hợp từ trẻ trên 3 tuổi đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, đẩy mạnh phát triển hệ thống xương và răng, là sản phẩm cực kỳ thiết yếu và an toàn, giúp bổ sung máu bằng cách bổ sung sắt và các vitamin cần thiết.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ em từ 3 tuổi
- Bà mẹ mang thai và cho con bú
- Người có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt
- Người hay vận động
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về bệnh thiếu máu và có những biện pháp phòng ngừa nhé!