Thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu và trẻ em
Sữa mẹ rất tốt và rất cần cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ !
…và có một sự thật đó là sữa mẹ chứa hàm lượng sắt rất thấp, 1000ml chỉ chứa 0.35mg sắt mà nhu cầu bé 6kg muốn bù đủ 6mg sắt sinh lý thì phải uống hơn 17 lít sữa!
ĐÚNG! 17 LÍT SỮA MẸ…
Vậy nên sau sinh, những bà mẹ PHẢI tiếp tục uống sắt không phải để truyền cho bé, mà là hồi phục sau khi mất máu do quá trình sinh nở và bổ sung sắt ít nhất 6 tháng sau sinh (hoặc dài hơn).
Nếu một đứa trẻ bú mẹ hoàn toàn thì lượng sắt dự trữ trong cơ thể con sẽ cạn dần sau 4 tháng. Vì vậy, CDC Hoa Kỳ và AAP cũng khuyến cáo trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên ăn uống đa dạng và giàu sắt hoặc có thể bổ sung sắt dạng uống liều 1mg/kg/ngày!
1. CÓ BAO NHIÊU BỐ MẸ CHÚNG TA UỐNG SẮT VÀO 3 THÁNG TRƯỚC MANG THAI, XUYÊN SUỐT 9 THÁNG THAI KỲ VÀ KÉO DÀI ĐỦ 6 THÁNG SAU SINH?
Có một thực tế rằng rất nhiều bà mẹ quên uống sắt hoặc không thể uống sắt trong thai kỳ vì bón hoặc nôn … Nhiều bà mẹ khác sinh xong cũng ngừng uống sắt luôn.
Trong thai kỳ, mẹ sẽ truyền một lượng lớn sắt cho con dự trữ và phần lớn truyền vào tam cá nguyệt thứ 3 (80% tổng lượng sắt) nên tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai trong giai đoạn này sẽ trở nên nhiều và trầm trọng hơn.
Cơ thể chúng ta mỗi ngày mất sắt qua da, mồ hôi, nước tiểu, phân… Và phụ nữ MẤT GẤP ĐÔI đàn ông.
- Phụ nữ mất máu sinh lý hàng tháng
- Thai phụ cần gấp đôi lượng sắt cho mẹ và con
- Trẻ bú mẹ hoàn toàn thì sữa mẹ hầu như KHÔNG CHỨA SẮT
2. BIỂU HIỆN
• Thường thì biểu hiện của thiếu máu thường là mệt mỏi, uể oải, rụng tóc, móng giòn, dễ gãy vỡ, da niêm nhạt…nhưng đợi đến khi có biểu hiện này thường mức độ thiếu máu đã mức trung bình – nặng.
• Vấn đề là chúng ta cần chủ động bổ sung đầy đủ và liên tục để đảm bảo nhu cầu sắt của cơ thể, để đảm bảo người phụ nữ mang thai nuôi thai nhi tốt, để đảm bảo đứa trẻ đủ chất để phát triển.
3. HẬU QUẢ
• Những đứa bé thiếu máu thiếu sắt thường có những rối loạn trong phát triển thể chất – tinh thần do thiếu máu ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan khác, ảnh hưởng đến phát triển sau này
• Sản phụ nếu thiếu máu thiếu sắt thì tăng nguy cơ sanh non, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh.
4. NHU CẦU SẮT
• Trẻ <4 tháng: nếu bú mẹ hoàn toàn chưa khuyến cáo bổ sung sắt cho bé, nhưng mẹ phải bổ sung sắt
• Trẻ 4- 12 tháng tuổi: 1mg/kg/ngày, tối đa 11 mg/ngày.
• Trẻ 1 – 3 tuổi: 1 mg/kg/ngày, tối đa 15 mg/ngày
• Trẻ 9 – 13 tuổi: 8-12 mg cho cả bé trai và gái
• Trẻ 14 – 18 tuổi:
+ 11mg cho bé trai
+ 15 – 25 mg cho bé gái
• Phụ nữ không có thai: 15 – 25 mg sắt
• Phụ nữ có thai : 30 – 60 mg sắt + 0.4mg acid folic (Theo WHO)
• Trẻ non tháng: nên trao đổi với bác sĩ của bạn vì nhu cầu sắt cao hơn và sớm hơn
• Sau sanh 6 tháng, nếu người mẹ cho con bú hoàn toàn và chưa có kinh nguyệt thì bổ sung sắt 9-15 mg/ngày. Còn nếu đã có kinh nguyệt trở lại thì phải bổ sung 27 mg sắt/ngày.
• Từ tháng thứ 7 sau sanh, mẹ vẫn tiếp tục uống liều sinh lý 15-25 mg sắt/ngày
Mặc dù, phần lớn các trường hợp thiếu máu thai kỳ là do mẹ quên bổ sung sắt thai kỳ, nhưng việc đợi kết quả điện di 1-2 ngày khiến mẹ rơi vào trạng thái stress không cần thiết.
Cứ 5 phụ nữ trong cộng đồng thì có 1 phụ nữ thiếu máu do thiếu sắt. Và tình trạng thiếu máu thiếu sắt sẽ nặng dần và tỷ lệ tăng dần vào 3 tháng cuối thai kỳ.
5. TỐI ƯU QUÁ TRÌNH UỐNG SẮT
- Lúc sáng sớm vì cơ thể sau giấc ngủ hàm lượng canxi và sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất.
- Uống khi đói, trước hay sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút
- Uống cùng với vitamin C để tối ưu hoá quá trình hấp thu sắt